TIMLAITINHYEU.HEXAT.COM
Thế Giới Giải Trí
– Chừa được cái gì
hay cái nấy. Có chăng
chừa rượu với chừa trà…
tu xuong Đâu chỉ Một
trà, một rượu, một đàn
bà cách đây đúng 142
năm nhà thơ Tú Xương
ra đời. Tú Xương tên
thật là Trần Tế Xương,
tự Mặc Trai, hiệu Mộng
Tích, Tử Thịnh. Tên khai
sinh là Trần Duy Uyên,
quê ở làng Vị Xuyên,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam
Định (sau đổi thành phố
Hàng Nâu, hiện nay là phố
Minh Khai, phường Vị
Xuyên, thành phố Nam
Định). Ông chỉ sống ở
trên cõi đời này có 37
năm nhưng đã để lại cho
hậu thế hơn trăm bài
thơ đủ mọi thể loại thơ
từ Thất ngôn bát cú; tứ
tuyệt; phú; văn tế; câu
đối; hát nói; lục bát. Ở
thể loại nào Tú Xương
cũng tỏ ra là một nghệ sĩ
bậc thầy.
Nguyễn Công Hoan suy
tôn Tú Xương là bậc
“thần thơ thánh chữ”.
Xuân Diệu xếp hạng Tú
Xương thứ 5 sau ba thi
hào dân tộc (Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương) và Đoàn Thị
Điểm.
Nhân dịp sinh nhật ông,
Cười 24H (từ lâu vốn
ngưỡng mộ ông, coi Tú
Xương như ông tổ của
dòng thơ hài hước, châm
biếm Việt Nam) xin mạn
phép múa trộm “bàn
phím” ít dòng để tỏ lòng
tưởng nhớ đến tiền
nhân.
Tú Xương rất đẹp trai!
Trong tất cả các tài liệu
nói về Tú Xương tuyệt
nhiên không thấy có ảnh,
nhưng dáng hình cụ Tú
chắc chắn là cực kỳ đẹp
trai, phong độ. Điều này
được Cười 24H “suy
luận” qua bài thơ của
người bạn học tên
Lương Ngọc Tùng tả về
ông:
“Cùng làng, cùng phố, học
cùng trường
Nhớ rõ hình dung cụ Tú
Xương,
Trán rộng, tai dày, da
tựa tuyết,
Mồm tươi, mũi thẳng,
mắt như gương.
Tiếng vàng sang sảng
ngâm thơ phú,
Gót ngọc khoan khoan
dạo phố phường.
Mấy chục năm trời đà
vắng bóng,
Nghìn năm còn rạng dấu
thư hương”
Không đẹp trai sao được
khi: Trán rộng, da trắng,
mồm tươi, mũi thẳng,
mắt sáng, thư sinh?
Cũng chính vì đẹp trai
như vậy nên các cô gái
mê Tú Xương như điếu
đổ, đến nỗi mới 16 tuổi
Tú Xương đã phải lên
giường – xin lỗi, lên
đường lấy vợ.
*
* *
Tú Xương cũng mê tín?
Cả cuộc đời Tú Xương
hầu như chỉ gắn liền với
thi cử, tổng cộng 8 lần,
đó là các khoa: Bính Tuất
(1886); Mậu Tý (1888);
Tân Mão (1891); Giáp Ngọ
(1894); Đinh Dậu (1897);
Canh Tý (1900); Quý Mão
(1903) và Bính Ngọ
(1906). Sau 3 lần hỏng thi
mãi đến lần thứ tư khoa
Giáp Ngọ (1894) ông mới
đậu tú tài, nhưng cũng
chỉ là tú tài thiên thủ (lấy
thêm). Sau đó không sao
lên nổi cử nhân, mặc dù
đã khá kiên trì theo đuổi.
Khoa Quý Mão (1903)
Trần Tế Xương đổi tên
thành Trần Cao Xương
tưởng rằng bớt đen đủi,
nhưng rồi vẫn trượt vỏ
chuối, Tú Xương đã cáu
sườn đến độ thốt ra
thơ:
“Tế đổi làm Cao mà chó
thế,
Kiện trông ra tiệp hỡi trời
ôi!”
*
* *
Tên Tú Xương được
dùng để quảng cáo lò
luyện thi!
Ăn theo câu chuyện Tú
Xương nổi tiếng thi hỏng,
ngày nay có một trung
tâm luyện thi đã quảng
cáo rằng: “Bạn có biết
rằng có những người thi
tới 8 lần không đỗ, mặc
dù họ không hề kém, đó
là ai, xin thưa đó chính là
Tú Xương! Vậy tại sao
Tú Xương thi 8 lần đều
trượt? Bởi vì Tú Xương
đã không tới luyện thi
đại học tại trung tâm của
chúng tôi. Hãy đến trung
tâm luyện thi đại học X,
địa chỉ Y, số điện thoại Z
để có số phận khác Tú
Xương”.
*
* *
Tú Xương là nhà báo!
Tú Xương có thể coi như
là một nhà báo đầu tiên
ở VN vì tính báo chí
trong thơ ông thể hiện
rất rõ (trộm vía, nếu
sống ở thời nay thì chí ít
ông cũng là tổng biên tập
một tờ nào đó).
Thơ Tú Xương như một
tấm ảnh ghi lại những gì
xung quanh, nào là ăn
cắp vào nhà pha, nào sư
ở tù, mán ngồi xe, nào
cảnh mẹ vợ ngủ với
chàng rể, cô ký lấy lẽ v.v…
Cũng rất gần báo chí là
cái tư duy bám sát hiện
tượng và sự vật của
thơ Tú Xương. Ông thích
mô tả, mà không thích
tổng hợp vội, khái quát
non. Nhân vật ông nói tới
phải có cái tên cụ thể
(ông ấm Điềm, ông cử
Nhu, ông đồ Bốn…), địa
điểm xảy ra hành động
cũng là những phố,
những làng có thật (Hàng
Lờ, Hàng Nâu, Hàng Sắt
v.v…). Đặc biệt, với Tú
Xương bắt đầu cả loạt
thơ chân dung viết về đủ
loại: ông đốc, ông phủ,
ông đội, ông lang, ông cò,
cô đầu, lái buôn, bợm già,
công chức thuộc địa v.v…
Những con người có thật
đó vào thơ ông sống
động linh hoạt như ở
ngoài đời mà vẫn gợi ra
những ý nghĩ khái quát
mà các bài báo sắc sảo
phải có. Nhiều sáng tác
của Tú Xương hình như
được viết rất nhanh. Sự
việc vừa xảy ra là ông có
thơ ngay. Lại có những
bài ông làm theo theo
đơn đặt hàng của người
khác, mà vẫn chân
thành, sâu sắc và gửi
gắm được tâm sự riêng
của mình. Cái lối viết có
vẻ như không cần cảm
hứng này đích thị là một
kiểu rất gần với báo chí
hiện đại.